Thị trường tiền điện tử có thể tính theo tuổi đời của Bitcoin, tháng 1/2009. Tuy vậy thị trường mới thực sự khởi đầu mạnh mẽ vào khoảng năm 2013 và bắt đầu bùng nổ vào đầu năm 2017 tới nay. (Bài viết thuộc dạng nhận định cá nhân nên chỉ sử dụng để tham khảo)
Từ vốn hóa quanh 1 tỷ đô, khoảng cuối năm 2013 vốn hóa đã tăng gấp hơn 10 lần lên khoảng 15.6 tỷ đô vào tháng 12 cùng năm. Sau đó thị trường đã có những năm tháng đi ngang và giảm dần liên tiếp, dù có một lần tăng khá hơn vào cuối năm 2014 (vốn hóa trở lại 13 tỷ). Tuy vậy ngay sau đó, thị trường lại tiếp tục giảm vốn hóa trở về quanh 3 – 4 tỷ đô và thực sự tăng trở lại vào năm 2016. Tuy vậy đột phá về cả quy mô vốn hóa lẫn khối lượng giao dịch chỉ có thể tính từ năm 2017, với vốn hóa lần đầu đạt trên 20 tỷ, 80 tỷ và sau đó là 115 tỷ và 180 tỷ.
Như vậy về tốc độ gia tăng của vốn hóa cho thấy tiền điện tử nói chung hay Bitcoin nói riêng đã trở thành mối quan tâm ngày càng lớn của nhà đầu tư, giới tài chính lâu năm, các chính phủ và nhiều đối tượng khác. Cần hiểu rằng vốn hóa từ 1 tỷ lên 2 tỷ là câu chuyện hoàn toàn khác vốn hóa từ 100 tỷ lên 200 tỷ dù cùng là tăng gấp đôi.
Cùng nhìn nhận lại thị trường, Bitcoin, ETH, LTC, ETC, Dash, Zec, XRP đều đã có mức tăng rất ấn tượng nếu tính từ giai đoạn thị trường chưa bùng nổ (Tính bằng lần, X đó). Thậm chí nhóm coin nhỏ như DGB, SG, Strat, Xem v.v đều cũng đã tăng rất nhiều lần. Người nào nắm giữ đúng các coin trong giai đoạn nó tăng trưởng thực sự đã kiếm được khoản lợi nhuận khổng lồ. Lợi nhuận khi đó đều không phải tính theo % mà được tính bằng số lần, rất nhiều người giàu lên nhờ giai đoạn này.
Vậy thị trường điện tử hiện tại đang thuộc giai đoạn nào?
Đây là là câu hỏi khó trả lời nhất, trả lời được cũng như đoán được số đề vậy, đổi nhà đổi xe cũng chỉ là chuyện nhỏ. Đoán đúng giai đoạn thị trường thì chỉ cần một chiến lược dài và ngồi đợi tới khi một giai đoạn mới xảy ra.
Giai đoạn thị trường có thể chia thành ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Ngắn hạn có thể ví như những đợt sóng to trong 1 vài ngày, Ví dụ mua BTC ở $5600 và bán ra ở $6000. Đây chính là giai đoạn ngắn hạn, và nó cũng dễ nắm bắt nhất.
Trung hạn thông thường là giai đoạn thị trường khoảng 1 – 3 tháng. Trong trung hạn, biên độ dao động cũng lớn hơn, Ví dụ BTC từ $3000 (15/09) -> $6200 (hiện tại) và có thể mốc cao hơn nữa trước khi quay đầu giảm trở lại và kết thúc giai đoạn trung hạn này.
Dài hạn: Được tình bằng đơn vị năm trở lên, khoảng chênh lệch càng lớn và đơn vị thời gian cũng dài. Đây cũng là xu hướng khó nhận biết nhất và nhiều rủi ro lẫn cơ hội nhất.
Về lý thuyết, một trader ăn tất cả các kèo ngắn hạn sẽ lợi nhuận hơn nhiều lần so với hold dài hạn và trung hạn. Tuy vậy thông thường hầu hết các trader mắc phải sai lầm ít nhiều và kết quả là lợi nhuận thường thua xa chơi trung và dài hạn (Tính theo số đông). Đặc biệt với việc lướt các sóng siêu ngắn nhưng lại thiếu kinh nghiệm cả về tâm lý, kỹ thuật và kỹ năng trade cơ bản.
Thông thường, trong đa số giai đoạn ngắn trader kiếm lợi nhuận tốt hơn holder, tuy vậy đôi khi chỉ bằng vài lần chạy nước rút, lợi nhuận có holder có thể vượt trader một cách dễ dàng. Mỗi thời điểm thị trường thường diễn biến không giống nhau, cụ thể trong năm nay:
Giai đoạn tháng 03 -> 05/2017 Altcoin làm mưa làm gió với sự tăng trưởng nhiều lần, thậm chí rất nhiều đồng coin nhỏ tăng tới vài chục lần. Các đồng Altcoin top 1 cũng tăng ở mức độ tốt. Trong khi đó BTC tăng nhẹ khoảng 50%.
Từ khoảng giữa tháng 7 tới đầu tháng 9, Bitcoin độc diễn khi tăng gần 3 lần sau đó kéo hàng loạt coin top 1 tăng với tỉ lệ tương tự chỉ trong vài ngày cuối tháng 8, đầu tháng 9.
Sau đợt giảm giá đầu tháng 9, chỉ BTC quay trở lại mạnh mẽ và vượt rất xa đỉnh cũ, trong khi đó Altcoin chưa hề có sự tiến triển đáng kể.
Như vậy bạn đã thấy, nếu bắt đúng giai đoạn thị trường thì cơ hội là thực sự lớn, rất lớn. (Ví dụ mua Altcoin giai đoạn tháng 3, mua BTC giai đoạn tháng 7, 8).
Cùng nhìn nhận về cơ hội và rủi ro giai đoạn này (Giai đoạn ít nhất trung hạn nhé).
Nhìn vào đồ thị vốn hóa ta có thể thấy diễn biến giai đoạn thị trường năm 2013, 2014 hay 2015 luôn tiềm ẩn 1 một rủi ro lớn về việc dòng vốn thoát mạnh khỏi thị trường dẫn tới việc suy thoái kéo dài tính theo đơn vị hàng năm. Tuy vậy nếu nhìn nhận về vốn hóa và quy mô phát triển, có thể ví thị trường giống như chiếc xe vậy, khi đang đi chậm thì rất dễ dừng hay đổi hướng. Tuy vậy khi đã đi nhanh kèm theo là chiếc xe to và nặng (quy mô vốn hóa/vol), việc dừng lại nó sẽ không hề đơn giản nữa, và nếu dừng đột ngột trừ khi đâm vào vật cản, lúc đó nó sẽ vỡ tan. Nhiệt nóng đã đổ vào khiến chiếc xe tiền điện tử đang lao quá nhanh.
Thị trường vẫn đứng trước một cơ hội rất lớn nếu việc tăng quy mô vốn hóa tổng thể được diễn ra, sau BTC sẽ là các Altcoin được đẩy lên rất mạnh mẽ. Tất nhiên điều này chưa được khẳng định, nên hiện tại mới chỉ dừng ở mức cơ hội.
Việc các Altcoin (kể cả các Altcoin lớn) chưa tăng giá, đôi khi chỉ là biểu hiện của việc giá BTC chưa dừng lại. Show diễn của nó vẫn chưa kết thúc, thì chưa tới lượt Altcoin.
Trường hợp rủi ro nhất là việc dòng vốn bị rút khỏi thị trường dài hạn, chẳng hạn một năm sau mới tiếp tục quay lại và đẩy mạnh, lúc đó chỉ holder chân chính nhất mới tồn tại và gặt hái thành quả.
Sự kiện BTC HardFork (Phần 2 của Segwit2x đã chốt thỏa thuận từ tháng 8 đang đến gần), ngay sau đó BTC sẽ giảm bớt các tin tức liên quan tới số phận của mình và đi vào ổn định, cùng chờ đợi một biến đổi lớn xoay chuyển thị trường như: X2 hay X5 nhờ ôm Altcoin hay một cuộc tháo vốn đưa tất cả về nơi nó bắt đầu.
Đánh giá cá nhân: Mình vẫn đang lạc quan về thị trường và chưa thấy bất kỳ dấu hiệu thoái vốn hẳn. Điều gì tới sẽ dần tới, Trader chân chính hãy luôn chắc bài và đi theo dòng tiền, Holder hãy chọn một vị thế tốt và trở thành holder đúng nghĩa. Hiện tại mình vẫn đang chờ cơ hội lớn đó, dù là lên hay xuống, nhưng nhất định nó không còn quá xa.
Hoài Phong
FB: https://fb.com/hoaiphong1986
Tradingview: https://www.tradingview.com/u/hoaiphong/
Ai tìm hiểu forex và đầu tư tài chính mở rộng thì ghé: HoaiPhongFx.Com nhé.
Leave a Reply